<Du kích xóm Giữa tham gia bảo vệ căn cứ Trung ương Cục miền Nam
(sau khi được lực lượng Công an Đoàn 180 huấn luyện), năm 1970>
<Các chiến sĩ An ninh bảo vệ căn cứ Sa Mát, năm 1973>
<Đoàn 180 (An ninh vũ trang) Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam đánh chiếm chi khu Đồng Xoài, Phước Long, năm 1974>
<Giao liên đưa các chiến sĩ An ninh qua sông Vàm cỏ Đông>
Trong cuộc chiến tranh gian khổ, thiếu thốn trăm bề, các chiến sĩ An ninh đã nỗ lực khắc phục để đảm bảo đời sống hàng ngày và sẵn sàng chiến đấu. Công tác xây dựng nhà ở tại căn cứ được các chiến sĩ tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có trong rừng để làm nhà ở và làm việc. Các căn nhà đều được dựng bằng tre, gỗ, mái lợp lá trung quân (lá trung quân rất dai, bền, khó bị mục bởi mưa nắng và đặc biệt không bị cháy lan). Các chiến sĩ còn tự túc tăng gia sản xuất nhằm đáp ứng đủ cung cấp lương thực tại chỗ. Những người chiến sĩ An ninh không chỉ chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc mà sản xuất cũng rất giỏi, mùa màng luôn bội thu.
Những bức tranh khắc họa đời sống, cảnh sinh hoạt của cán bộ chiến sĩ An ninh miền Nam tại các khu căn cứ, đảm bảo hậu cần công tác.
<Các chiến sĩ Tiểu ban Hậu cần doanh trại, Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam đang cắt lá trung quân để lợp mái nhà, năm 1970>
<Bếp ăn của Ban An ninh Trung ương cục nhà được lợp bằng lá trung quân, năm 1970>
<Các chiến sĩ An ninh miền Nam thu hoạch đậu phộng (lạc) tại rẫy Mì Mai, khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia, tháng 8/1973>

<Các chiến sĩ An ninh đang thu hoạch vụ đậu nành tại bãi sản xuất Bầu Sa Mát, năm 1973>
< Các chiến sĩ An ninh đang tra hạt bắp (ngô) tại rẫy Mì Mai,
khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia, năm 1973>
Ở nơi chiến trường gian khổ và ngày càng khốc liệt, người chiến sĩ đã lấy lời ca, tiếng hát làm tươi mới tâm hồn và tiếp thêm nguồn lực tinh thần mạnh mẽ để chiến thắng mưa bom, bao đạn; vượt qua mọi mọi gian khổ, hy sinh. Tinh thần ấy sáng bừng trong những bức ký họa của họa sĩ Lương Mạnh Tâm. Xem bộ sưu tập tranh ấy, khách tham quan có thể cảm nhận được đời sống tinh thần phong phú, tinh thần lạc quan với khát vọng độc lập tự do, hạnh phúc của các chiến sĩ An ninh miền Nam nơi tuyến đầu cuộc chiến.
<Tiết mục văn nghệ của các chiến sĩ Đoàn 180 (An ninh vũ trang), năm 1969>
<Các chiến sĩ An ninh chiếu phim tại căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, Sa Mát, Tân Biên, Tây Ninh, năm 1973>
<Hát mừng hòa bình của các chiến sĩ Đoàn 180 (An ninh vũ trang), năm 1973>
Bộ sưu tập tranh còn là những tư liệu chân thực về một thời khắc lịch sử, đánh dấu một mốc son chói lọi trong những trang sử không thể quên của dân tộc Việt Nam - Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Thực hiện phương châm “An ninh đi trước một bước”, lực lượng An ninh các khu, tỉnh, nhanh chóng triển khai lực lượng nắm tình hình địch chủ động tấn công, mở đường cho quân giải phóng, chiếm lĩnh các mục tiêu được phân công.
Những bức ký họa quân ta giành thắng lợi liên tiếp trên khắp các chiến trường, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
<Trận chiến của các chiến sĩ An ninh miền Nam trên cầu Thị Nghè, năm 1975>
<Các chiến sĩ An ninh miền Nam tiếp quản Dinh Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn, năm 1975>
<Việt Nam độc lập, hòa bình, tự do>
Họa sỹ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhận xét về giá trị nghệ thuật và lịch sử tranh của đồng chí Lương Mạnh Tâm: “…đã phác thảo nên những gương mặt rất sinh động, có hồn, gợi cảm và mềm mại… Chính những bức tranh vẽ bằng chì có sự ma mị huyền bí kỳ lạ” và “…kịp thời ghi lại những khoảnh khắc một thời gian khó và hào hùng của đất nước. Trong chiến tranh lửa đạn, hình ảnh con người, chiến sỹ Việt Nam vẫn có đôi mắt sáng và trái tim nhân hậu, kiên nghị, quả cảm và giàu đức hy sinh đã sáng lên qua từng đường nét”…
Sưu tập tranh ký họa chiến trường của họa sĩ Lượng Mạnh Tâm là tư liệu lịch sử vô giá, là tư tưởng tình cảm mà người họa sĩ - chiến sĩ nơi chiến trường. Bảo tàng Công an nhân dân sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc./.